Blog

Quy trình chế biến Hồng Trà

Chế biến Hồng trà được thực hiện theo các bước sau:

1.Làm héo : Trà được làm héo bởi ánh sáng mặt trời hoặc dùng nhiệt độ. Lá trà được làm héo đến độ héo phù hợp (lá trà co lại, mất đi độ sáng bóng, gân lá ở trạng thái trong suốt, lá mềm mại …)

quy trình chế biến hồng trà

2. Vò trà: Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến Hồng trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được. Trước đây người ta vò trà thủ công (dùng chân, dụng cụ sử dụng sức người, sức nước), về sau (từ những năm 60 trở đi) dùng máy chạy điện để vò trà ở những xưởng sản xuất lớn.

3. Lên men: Trong Quy trình chế biến Hồng Trà – lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Sau khi được vò xong, lá trà được cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm phủ lên trên để làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Thường sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.

Mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Trà đã vò nhàu thường được cho vào trong thùng hoặc kho để lên men.

3. Hong khô : Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng gỗ Tùng loại còn hơi tươi đốt để hong khô trà, trà sẽ được hong khô bởi khói và nhiệt. Hong khô trà cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là tốt nhất, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.

4. Hong khô lại : Trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem Hồng trà bán người ta thường tiến hành hong khô lại thêm một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tố chất tốt nhất trong trà,

Post Comment