Blog

Trúc Lâm Thất Hiền

Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Tàu ngày xưa, vào thời gian giữa những năm 200 – 300 sau Tây Lịch.

TLTH

Trúc Lâm Thất Hiền:

– Nguyễn Tịch (210-263)
– Kê Khang (223-263)
– Lưu Linh (220-300)
– Sơn Đào (205-283)
– Hướng Tú (221-300)
– Vương Nhung (234-305).
– Nguyễn Hàm (cháu của Nguyễn Tịch)

Gọi là Trúc Lâm Thất Hiền vì bảy ông này hay gặp nhau ở rừng trúc đàn ca, ngâm vịnh, bàn bạc văn chương và say túy lúy.

Chữ “Hiền” trong “Trúc Lâm Thất Hiền” có nghĩa tài năng và đức hạnh, tức là bảy người hiền tài trong rừng Trúc.

Đây là nhóm Thanh đàm của Đạo gia, bàn về những vấn đề thanh cao, những tư tưởng siêu việt. Đây cũng là nhóm đại diện cho phong trào sống nghệ thuật phong lưu theo tự nhiên, để cho tình cảm lãng mạn nẩy nở tự do, không chịu gò ép trong lễ nghi hay giới luật.

Trúc Lâm Thất Hiền là một chủ đề được đưa vào các tác phẩm nghệ thuật gốm sứ, tranh ảnh, trà cụ, điêu khắc, … và rất được ưa chuộng, sưu tầm.

 

Post Comment